Những chiếc nón, móc khóa, túi tote, những chiếc balo… với logo thương hiệu, tên chương trình, và đủ loại kiểu dáng sắc màu là những quà tặng phổ biến tại các sự kiện, chương trình và hoạt động Activation của thương hiệu. Chúng được kỳ vọng sẽ trở thành "đại sứ" thầm lặng, nhắc nhở khách hàng về thương hiệu mỗi khi được sử dụng. Thế nhưng, liệu thực tế có đúng như kỳ vọng?
Những chiếc nón, móc khóa, túi tote, những chiếc balo… với logo thương hiệu, tên chương trình, và đủ loại kiểu dáng sắc màu là những quà tặng phổ biến tại các sự kiện, chương trình và hoạt động Activation của thương hiệu. Chúng được kỳ vọng sẽ trở thành "đại sứ" thầm lặng, nhắc nhở khách hàng về thương hiệu mỗi khi được sử dụng. Thế nhưng, liệu thực tế có đúng như kỳ vọng?
Theo khảo sát từ Decision Lab (Q3, 2024), 70% khách hàng sẽ quên quà tặng ngay sau 1 tháng và 60% cho rằng quà tặng họ nhận được không có giá trị sử dụng thực tế, nhiều nhất là bút bi, sổ, áo thun, bình nước in logo.
Hàng tỷ đồng được chi mỗi năm cho những món quà lưu niệm, nhưng thay vì đạt được mục tiêu nhắc nhớ thương hiệu khi món quà được sử dụng, thì chúng lại bị lãng quên, thậm chí bị vứt bỏ sau các sự kiện và hoạt động ngay lập tức. Vậy đâu là vấn đề?
Có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến có lẽ là:
Thiếu giá trị sử dụng thực tế: Doanh nghiệp thường tặng quà với mục đích quảng bá thương hiệu, tạo sự ghi nhớ. Do đó, doanh nghiệp thường lựa chọn những đồ vật dễ dàng sản xuất với số lượng lớn để khắc tên hay logo thương hiệu chứ thường không chú trọng đến chất lượng hay giá trị sử dụng của món quà. Các món quà chủ yếu lặp lại với nón, áo thun, túi tote, bút bi hay sổ tay,... và hầu như ai cũng có ít nhất vài món này. Khi nhận được thêm, khách hàng thường không có sự thích thú và trân trọng, thậm chí có thể bỏ xó sau khi lấy về.
Không có yếu tố cảm xúc: Mỗi khi tham dự một sự kiện hay hoạt động mua sắm, khách hàng thường ra về với một túi đầy bút, sổ, flyer, móc khóa từ hàng chục gian hàng khác nhau. Sự lặp lại và phổ biến này khiến họ không còn cảm thấy đặc biệt hay hứng thú. Họ sẽ chỉ giữ lại những món thực sự cần hoặc có giá trị, còn lại sẽ được loại bỏ rất nhanh chóng. Một món quà vật lý nếu chỉ phổ biến mà thiếu đi câu chuyện, tính cá nhân hóa hoặc sự bất ngờ sẽ khó tạo được kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng. Khách hàng không có "lý do" gì để giữ nó, ngoài việc nó là "đồ miễn phí".
Thiếu sự kết nối và duy trì tương tác: Một số quà tặng chỉ đơn thuần là vật phẩm kỷ niệm mà không có yếu tố khuyến khích khách hàng tương tác tiếp với thương hiệu, ví dụ như truy cập website, theo dõi mạng xã hội, hoặc sử dụng dịch vụ trong tương lai.
Sản xuất quà tặng vật lý thường tốn kém chi phí sản xuất, vận chuyển, và lưu kho, nhưng hiệu quả mang lại thường không cao.
Thay vì lãng phí hàng tỷ đồng cho các quà tặng không mang lại giá trị sử dụng, thiếu cảm xúc và khả năng gắn kết, doanh nghiệp cần có một chiến lược mới và giải pháp quà tặng tối ưu hơn.
Trong bối cảnh quà tặng vật lý truyền thống đang dần suy giảm và xu hướng quà tặng số lên ngôi (E-voucher giảm giá, mã ưu đãi dịch vụ, điểm thưởng tích lũy, hay Mobile Topup (nạp tiền điện thoại trực tiếp),...), The Master Channel Team mang đến một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng tầm trải nghiệm khách hàng với các lựa chọn quà tặng đa dạng, tiện lợi, cá nhân hóa và có giá trị sử dụng thực tế. Giải pháp đó là: Ví Quà Tặng - được xây dựng như một Mini App trên Zalo.
Ví quà tặng này bao gồm:
Mini App ví quà của doanh nghiệp: Đây là nơi tập trung các voucher của chính doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các ưu đãi độc quyền từ thương hiệu mà họ quan tâm.
Kho voucher "quốc dân" nằm bên trong Ví quà doanh nghiệp: Điểm đặc biệt của giải pháp này là sự kết hợp với các voucher từ những thương hiệu "quốc dân" được yêu thích như Highlands, Katinat, Jollibee,... Điều này giúp khách hàng luôn có nhiều lựa chọn hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày, từ đó gia tăng giá trị sử dụng của ví quà của chính doanh nghiệp.
Khách hàng có thể truy cập vào Ví Quà của bạn qua nhiều cách như:
Sau đó, khách hàng chỉ cần Follow Zalo OA (Official Account) của Brand, để lại thông tin là sẽ được nhận quà, redeem voucher. Khách hàng cảm nhận được giá trị thực tế và lợi ích mang lại sẽ luôn chủ động duy trì tương tác với Ví quà của Brand một cách thường xuyên để "săn" và sử dụng voucher. Điều này tạo ra các tương tác tích cực, giúp thương hiệu không chỉ trao quà mà còn duy trì được mối quan hệ gắn kết với khách hàng.
Lợi ích:
Tiết kiệm chi phí đáng kể: Loại bỏ chi phí sản xuất và logistics của quà tặng vật lý. Đồng thời, giảm thiểu chi phí phát hành voucher của Brands.
Gia tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu: Khách hàng tương tác thường xuyên với Ví quà trên Zalo sẽ luôn nhìn thấy logo, thông tin và hình ảnh của thương hiệu.
Khuyến khích khách hàng quay lại: Các voucher hấp dẫn từ chính thương hiệu và các đối tác "quốc dân" sẽ thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm thường xuyên hơn để nhận được ưu đãi.
Dễ dàng đo lường: Với sự hỗ trợ của nền tảng dữ liệu CDP, mọi hoạt động nhận và sử dụng voucher đều được ghi nhận real-time, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch.
Tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch từ việc tương tác “chat” với OA cho đến nhận quà ở Mini App Ví quà, tất cả đều diễn ra trên một nền tảng duy nhất, mang lại sự tiện lợi và cảm xúc tích cực cho khách hàng cũng như phù hợp với xu hướng số hóa và hành vi tiêu dùng của giới trẻ.
Ví Quà Tặng không chỉ là nơi cung cấp các lựa chọn quà tặng số đa dạng cho khách hàng mà còn là cầu nối giúp doanh nghiệp duy trì tương tác và tăng cường sự gắn kết dài lâu. Đồng thời giúp doanh nghiệp điều hướng khách hàng về kênh tương tác chủ đạo The Master Channel, ở đây là Zalo, để dễ dàng chăm sóc, gia tăng chuyển đổi với chi phí tối ưu và hiệu quả cao nhất.
Doanh nghiệp quan tâm về giải pháp Ví Quà Tặng có thể liên hệ VietGuys qua: https://www.vietguys.biz/vi/contact-us