VIETGUYS | 28/05/2024

Tặng voucher nhưng khách hàng không tương tác cũng không hứng thú sử dụng. Game hóa việc phát voucher trên The Master Channel có lẽ chính là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp.

Tặng voucher nhưng khách hàng không tương tác cũng không hứng thú sử dụng? Bạn đã làm nhiều cách khác nhau nhưng vẫn không thu hút được khách hàng khiến việc bán hàng trở nên kém hiệu quả? Vậy phải làm như thế nào? Game hóa việc phát voucher trên The Master Channel có lẽ chính là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong cuộc chiến phát voucher

Voucher lâu nay được xem là một phương án kích cầu hiệu quả của các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử (Shopee, Lazada) hay các ứng dụng đặt đồ ăn, gọi xe (Grab, Gojek) các nền tảng giải trí kết hợp mua sắm (TikTok),... đã khiến cho xu hướng tặng voucher cho khách hàng trở thành một điều tất yếu.

Nếu trước kia, các cửa hàng một năm chỉ có 1-2 đợt khuyến mãi thì ngày nay hoạt động này diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ đơn giản gửi đến cho khách hàng các voucher một cách đều đặn thì lâu dần họ sẽ chẳng còn cảm thấy mặn mà với nó nữa.

Không mua lúc này thì mua lúc khác, đằng nào mà chẳng có voucher khuyến mãi” là một trong những suy nghĩ điển hình của khách hàng khi mua sắm hiện nay.

Nếu chỉ đơn giản gửi voucher đến cho khách hàng một cách đều đặn thì lâu dần họ sẽ chẳng còn cảm thấy mặn mà với nó nữa. Nguồn: news.cgtn.com

Điều này dẫn đến 2 vấn đề sau:

Một, voucher trong mắt khách hàng không còn giá trị thực sự. Khách hàng sẽ xem đây là một chiêu thức bán hàng của các nhãn hàng, đơn giản chỉ là tăng giá bán ảo và sau đó giảm giá để lôi kéo khách hàng.

Hai, khách hàng nhận voucher nhưng không tương tác, không để lại thông tin hoặc không có hứng thú sử dụng voucher khiến việc xây dựng chương trình bán hàng trở nên kém hiệu quả.

Vậy cách giải quyết là gì?

Gamification Marketing - Thu hút khách hàng qua hiệu ứng khan hiếm

Như đã biết, Gamification Marketing là việc áp dụng các yếu tố trò chơi như điểm số, cấp độ, bảng xếp hạng, thách thức, phần thưởng,... vào trong hoạt động Marketing để thúc đẩy sự tương tác, tham gia và trung thành của khách hàng. Qua đó tạo nên một trải nghiệm thú vị và khác biệt.

Thay vì doanh nghiệp chủ động phát voucher cho khách hàng như thông thường (gửi mã quà tặng qua SMS hay tặng voucher vật lý) thì nay khách hàng sẽ phải tự lấy nó thông qua việc chơi game. Khi phải cạnh tranh và nỗ lực mới có thể nhận được voucher là phần thưởng, khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị từ voucher và có động lực sử dụng hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo ra hiệu ứng khan hiếm khi không phải khách hàng nào cũng hoàn thành trò chơi và nhận thưởng.

Một cách đi kèm giúp thúc đẩy khách hàng nhanh chóng sử dụng voucher chính là tạo thời hạn sử dụng voucher (mang tính khẩn cấp) và tin nhắn nhắc nhở khách hàng khi sắp hết hạn được gửi đến đúng thời điểm. Vì không phải ai cũng nhớ hết tất cả voucher đang có để sử dụng.

Đột phá cách tặng voucher với Gamifying The Master Channel

Song, để cân bằng ưu thế trong cuộc cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử, các nhà bán lẻ nên triển khai Gamification Marketing một cách đột phá thông qua The Master Channel, giúp nâng tầm chiến dịch phát voucher của mình.

The Master Channel là một khái niệm được khởi xướng bởi TS. Đinh Mộng Kha và đội ngũ PangoCDP, được định nghĩa là kênh tương tác chính giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Doanh nghiệp khi đầu tư vào The Master Channel tức là tập trung nguồn lực cho một kênh chính để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với chi phí thấp hơn. The Master Channel được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu khách hàng kết hợp Super App, Social App phổ biến như Zalo, MoMo…

Vì sao việc phát voucher kết hợp game trên The Master Channel chính là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp?

Thứ nhất, The Master Channel có sẵn hệ thống gameplay đa dạng, giúp tiết kiệm thời gian xây dựng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Không chỉ là những Mini Game quay số trúng thưởng đã quá phổ biến, các game được xây dựng trên The Master Channel sẽ ở một cấp độ hoàn toàn khác. Tính giải trí sẽ được trả về đúng với vai trò cốt lõi của game, mang lại cảm giác săn voucher theo cách thật nhất cho khách hàng, từ đó mang lại các giá trị rõ ràng cho doanh nghiệp. 

Ví dụ, hệ thống The Master Channel sẽ có sẵn các loại game dành cho một người chơi như bóng rổ, vua mì,... và game dành cho nhóm nhiều người chơi phù hợp tại quán ăn, quán nhậu như rót bia, Animal Hunt, Dice & Drink,... Mỗi loại game sẽ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn.

Ngoài ra, với sự đa dạng về game trên The Master Channel, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt thay đổi theo từng giai đoạn phù hợp để giúp khách hàng luôn giữ được niềm hào hứng, không bị nhàm chán với chiến dịch Gamification và nhãn hàng cũng duy trì được sự giao tiếp liền mạch với khách hàng của mình.

Thứ hai, game trên The Master Channel có thể được thiết kế theo nhận diện riêng của thương hiệu và xây dựng trên nền tảng Zalo Mini App, giúp người dùng dễ dàng truy cập game mà không cần tải app, đăng nhập thông tin… tạo sự dễ dàng và tiện lợi nhất cho khách hàng. 

Bên cạnh đó, một trong những ưu thế khi triển khai Gamification trên The Master Channel đó là doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp trải nghiệm chơi game với các tính năng khác như “Ví Voucher” - một Mini App giúp người dùng lưu voucher vào ví để dễ dàng quản lý và sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể gửi tin nhắn qua Zalo OA để nhắc nhở khách hàng về thời hạn của voucher và thúc đẩy họ sử dụng qua tính năng gợi ý vị trí cửa hàng đổi voucher gần nhất cho khách hàng trên Zalo.

Tất cả trải nghiệm khách hàng như trên đều được xây dựng liền mạch và tối ưu cho doanh nghiệp chỉ trên một nền tảng duy nhất, ở đây là Zalo. Đây cũng là cách The Master Channel giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho một kênh chính để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với chi phí thấp hơn.

Thứ ba, game hóa hoạt động phát voucher trên The Master Channel sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những ưu thế về mặt dữ liệu. Nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu hành vi người dùng theo thời gian thực từ lúc họ bắt đầu chơi game đến khi kết thúc, và các hoạt động tương tác sau đó như sử dụng voucher tại cửa hàng nào, mua sắm món hàng nào,... Nguồn dữ liệu này giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt sở thích và hành vi của khách hàng, từ đó có các chiến lược tương tác và chăm sóc phù hợp tiếp theo. 

Thứ tư, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cấu hình các kịch bản trả thưởng và lựa chọn phần thưởng phù hợp cho khách hàng. Với sự kết hợp cùng VietGuys bên trong hệ sinh thái The Master Channel, doanh nghiệp có thể lựa chọn các giải pháp quà tặng khác bên cạnh việc tặng voucher cho khách hàng, chẳng hạn như Mobile Topup, cho phép nhãn hàng nạp tiền trực tiếp vào tài khoản di động của khách hàng hoặc gửi mã thẻ nạp tiền cho họ với nhiều mệnh giá khác nhau một cách hoàn toàn tự động. Mobile Topup là cách trả thưởng dễ thực hiện với doanh nghiệp cũng như dễ sử dụng cho người dùng.

Nhìn chung, game hóa hoạt động phát voucher trên The Master Channel không chỉ giúp doanh nghiệp nâng tầm chiến dịch phát voucher và kích cầu bán hàng mà bên cạnh đó còn tạo ra được kênh tương tác hai chiều hiệu quả với khách hàng.

Câu chuyện sẽ không dừng lại ở việc nhận voucher mà nhãn hàng còn có thể tiếp tục tương tác với khách hàng sau đó bằng các kịch bản nhắc nhở sử dụng khuyến mãi, thúc đẩy mua hàng, chăm sóc khách hàng hay khuyến khích tham gia chương trình Loyalty,...

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà bán lẻ có thêm lựa chọn mới mẻ trong cách tặng voucher cho khách hàng và thúc đẩy doanh số hiệu quả.

thích
bình luận
chia sẻ

TALK TO
EXPERT
CALL US