Bật mí 6 cách cải thiện chiến dịch SMS Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp không thể tìm thấy ở đâu.
Bạn đang tìm cách cải thiện chiến dịch SMS Marketing của mình? Bạn muốn gia tăng tỷ lệ tiếp cận và chuyển đổi qua SMS? Hy vọng những gợi ý sau đây của VietGuys sẽ giúp bạn tìm thấy hướng đi hiệu quả và phù hợp.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy một kênh Marketing mà ở đó khách hàng đọc thông điệp trong vòng 90 giây tính từ lúc nhận được. SMS Marketing sở hữu những ưu thế về khả năng tiếp cận diện rộng và trực tiếp đến khách hàng vượt trội hơn hẳn so với bất kỳ phương thức tiếp thị trực tiếp nào đang hiện hữu.
Song, khách hàng ngày nay cũng trở nên gắt gao hơn với việc lựa chọn tiếp cận những thông tin phù hợp với họ. Vì vậy, nếu không muốn khách hàng bỏ qua tin nhắn của mình thì việc có một chiến lược tiếp cận đúng đối tượng, đúng thời điểm và thông điệp là cần thiết.
Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ mong muốn của khách hàng là gì khi họ nhận tin nhắn. Từ đó xây dựng chiến lược gửi tin phù hợp dựa trên những nhu cầu cụ thể này.
Theo đó, khách hàng sẽ mong muốn nhận được những tin nhắn như:
Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu khách hàng, việc tiếp theo là bắt tay vào cải thiện chiến dịch SMS Marketing của bạn. Dưới đây là 6 cách giúp chiến dịch SMS Marketing của bạn thành công và gia tăng doanh số bán hàng.
Để tin nhắn có sự liên quan đến khách hàng thì việc phân khúc nhóm khách hàng trước khi gửi là vô cùng quan trọng.
Theo thống kê của CleverTap, 72% người tiêu dùng chỉ tương tác với những tin nhắn Marketing đúng với sở thích. 90% người tiêu dùng sẽ khó chịu với những tin nhắn không liên quan đến nhu cầu và họ có thể liệt kê thương hiệu vào danh sách đen.
Do đó, doanh nghiệp không nên gửi đi những nội dung với thông điệp na ná nhau cho tất cả khách hàng, điều này sẽ tạo cảm giác spam và gây mất thiện cảm.
Tùy vào từng ngành hàng và dựa trên thông tin khách hàng doanh nghiệp đang sở hữu mà sẽ có các tiêu chí phân nhóm khác nhau. Tựu chung sẽ có các tiêu chí cơ bản về độ tuổi, giới tính, nhân khẩu học, sở thích, hành vi hay lịch sử mua hàng...
Để phân khúc khách hàng, trước tiên doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ dữ liệu và định danh được khách hàng. Dựa trên dữ liệu đã thu thập, doanh nghiệp sẽ phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí phù hợp. Đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi nhóm khi tiếp cận họ qua SMS, ví dụ như để tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng hay tăng tương tác với khách hàng.
Và để tối ưu quá trình này, doanh nghiệp cần có một hệ thống công nghệ hỗ trợ tự động. Một nền tảng như PangoCDP hoàn toàn có đủ chức năng giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu, định danh khách hàng và phân khúc dựa trên các tiêu chí doanh nghiệp đã thiết lập trên hệ thống.
Sau đó với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, bạn có thể dễ dàng xây dựng những nội dung tin nhắn SMS phù hợp, liên quan đến nhu cầu và mối quan tâm riêng biệt của từng nhóm.
Yếu tố giúp nổi bật tin nhắn của bạn trong hộp thư đến của khách hàng chính là cá nhân hóa. Khi thông điệp được cá nhân hóa, người nhận sẽ cảm thấy họ đang nhận được một thông điệp đặc biệt chỉ dành riêng cho mình, từ đó có thiện cảm hơn với thương hiệu.
Ngoài ra, việc cá nhân hóa tin nhắn cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng bởi vì thông điệp được tùy chỉnh phản ảnh đúng nhu cầu và mong muốn cụ thể của từng khách hàng.
Để cá nhân hóa nội dung SMS, ngoài cách sử dụng tên khách hàng ở lời chào mở đầu, bạn còn có thể dựa vào dữ liệu để gửi những nội dung liên quan như thông báo sản phẩm khách hàng đang chờ đợi sắp ra mắt, thông tin khuyến mãi về sản phẩm khách hàng yêu thích, mời tham dự sự kiện độc quyền hay gửi lời chúc sinh nhật với ưu đãi đặc biệt,...
Khi được thực hiện tốt, cá nhân hóa có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với các thương hiệu, giúp kết nối tốt hơn với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Theo Nghị định 91 quy định nội dung tin nhắn quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo đó là: “Bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.” Căn cứ Điều 19 Luật Quảng cáo 2018
Việc cung cấp thông tin trung thực và minh bạch không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo mà còn tăng cường sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Do vậy, khi viết nội dung tin nhắn quảng cáo bạn nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, chính xác về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi, kèm theo thông tin liên hệ và liên kết truy cập để khách hàng tìm hiểu chi tiết. Tránh sử dụng những thông tin đánh bóng, gây hiểu lầm, hoặc hứa hẹn những điều không thể đạt được.
Một trong những chỉ số hàng đầu giúp đánh giá một chiến dịch SMS Marketing thành công đó là tỷ lệ tương tác. Tin nhắn gửi đi có được khách hàng mở ra đọc, tương tác hay nhấp vào CTA hay không rất quan trọng để giúp doanh nghiệp có tỷ lệ chuyển đổi tốt.
Tuy nhiên, đa số các tin nhắn SMS hiện nay đều mang tính thông báo một chiều hoặc CTA không đủ kích thích khách hàng.
Để tăng tính tương tác trong nội dung SMS, doanh nghiệp có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
1. Khảo sát khách hàng qua SMS: Mời khách hàng tham gia vào một cuộc thăm dò hoặc khảo sát ngắn, yêu cầu họ chia sẻ ý kiến hoặc trải nghiệm của họ. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường tương tác mà còn cung cấp thông tin giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tham khảo cách làm Pango Form theo nhận diện thương hiệu trên Zalo Mini App để dễ dàng thu thập dữ liệu cũng như dẫn dắt khách hàng làm khảo sát trên một nền tảng thân thuộc và phổ biến.
2. Nhắc nhở khách hàng về thời hạn của chương trình khuyến mãi để tạo sự khẩn cấp và kích thích khách hàng. Kèm theo đó là các CTA có tính nhấn mạnh hành động như "Xem ngay", "Nhận ưu đãi", "Mua ngay"....
3. Gửi tin nhắn trả lời tự động (Auto-Reply): Thiết lập kịch bản tin nhắn trả lời tự động để gửi phản hồi cho các tin nhắn từ khách hàng, khích lệ họ tương tác hoặc cung cấp thông tin thêm về sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật, hoặc giải quyết các vấn đề khác mà khách hàng có thể gặp phải.
4. Sử dụng SMS Brandname - Tin nhắn thương hiệu: Không ai muốn tương tác hay kể cả đọc tin nhắn của một đầu số lạ. Người tiêu dùng ngày nay rất cẩn trọng với các tin nhắn quảng cáo hay khuyến mãi trá hình, lừa đảo.
Do vậy để gia tăng tỷ lệ mở và tương tác, doanh nghiệp nên sử dụng SMS Brandname - Tin nhắn thương hiệu, giúp hiển thị tên thương hiệu ở số điện thoại người gửi, gia tăng độ tin cậy. Bởi vì để được hiển thị tên thương hiệu, doanh nghiệp phải trải qua các bước đăng ký xác thực với nhà mạng và phải có giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp có thể liên hệ VietGuys để được tư vấn rõ ràng hơn về dịch vụ.
Gửi tin nhắn SMS vào thời gian nào phù hợp để khách hàng luôn xem và phản hồi là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đã đặt ra.
Để tìm ra được khung thời gian phù hợp, doanh nghiệp có thể xác định dựa trên báo cáo số liệu về thời gian mà khách hàng mở tin, đọc và tương tác với tin nhắn nhiều nhất. Từ đó chọn ra khung thời gian thích hợp với thói quen và hành vi của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc thiết lập thời gian gửi tin cũng cần tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chỉ được gửi tin nhắn cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người sử dụng.
Hãy nhớ rằng không có một khung thời gian phù hợp hoàn hảo cho tất cả mọi người, mà điều quan trọng là phải tùy chỉnh và điều chỉnh dựa trên đặc điểm cụ thể của đối tượng khách hàng và kinh nghiệm của doanh nghiệp.
SMS trong vai trò của một kênh tương tác trực tiếp và nhanh chóng đến khách hàng luôn được các doanh nghiệp đề cao. Tuy nhiên, vì giới hạn về ký tự và hình thức trình bày, nên SMS vẫn chưa phải là kênh tối ưu nhất để doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm mới mẻ hơn cho khách hàng.
Theo đó The Master Channel bao gồm các phương pháp và bộ công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng kênh tương tác chủ đạo với khách hàng. Doanh nghiệp khi đầu tư vào The Master Channel sẽ tập trung nguồn lực cho một kênh chính để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với chi phí thấp hơn. Giải pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP kết hợp Social App, Super App phổ biến như Zalo, MoMo…
Doanh nghiệp có thể lựa chọn Zalo để xây dựng kênh tương tác chủ đạo The Master Channel để cung cấp những trải nghiệm đặc biệt hơn cho khách hàng. Ví dụ như gửi thông tin cho khách hàng qua Zalo OA kèm theo hình ảnh để tăng tính hấp dẫn cho thông điệp hoặc dễ dàng tạo tương tác hai chiều với khách hàng, vì phản hồi của họ sẽ không mất chi phí so với SMS.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể dẫn khách hàng đến Zalo Mini App để chơi Game hay khảo sát nhận quà hoặc đặt hàng, thanh toán, đồng thời tham gia các hoạt động tương tác khác chỉ trên một nền tảng.
Trong khi đó, SMS sẽ đóng vai trò trung gian để dẫn dắt khách hàng đến kênh tương tác chủ đạo The Master Channel, ở đây là Zalo, thông qua các liên kết về thông tin chương trình khuyến mãi, quà tặng hay sản phẩm, dịch vụ trong tin nhắn. Mọi dữ liệu về hành vi của khách hàng tại đây cũng sẽ được nền tảng dữ liệu PangoCDP thu thập đầy đủ cho doanh nghiệp.
Trên đây là các cách giúp doanh nghiệp cải thiện chiến dịch SMS Marketing và hơn hết có thể tận dụng ưu thế của SMS kết hợp với các kênh khác một cách hiệu quả, gia tăng chuyển đổi và doanh số bán hàng.
Mọi chi tiết về The Master Channel và các giải pháp tin nhắn SMS, Zalo OA, Zalo ZNS liên quan, doanh nghiệp có thể liên hệ với VietGuys để tìm hiểu thêm: